Như đã nói ở phần trước, chiến lược giá bán – Pricing Strategy có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của các tệp khách hàng online. Xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược về giá xuất sắc sẽ giúp tăng doanh thu bán, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và tạo tiếng vang tốt cho thương hiệu. Hãy cùng MEA tìm hiểu 5 chiến lược còn lại trong 10 chiến lược giá bán hiệu quả đang được áp dụng nhiều trên Amazon nhé.
2. TOP 10 CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHO KINH DOANH AMAZON
2.6. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN KHUYẾN MÃI – PROMOTIONAL PRICING
Chiến lược khuyến mãi là một cách được sử dụng phổ biến và phù hợp với môi trường kinh doanh thương mại điện tử Amazon nhất. Các hình thức của chiến lược này có thể thấy là giảm mức giá, coupon, tặng voucher hoặc kèm quà tặng. Mục đích của các chương trình khuyến mãi là để khách hàng cảm thấy được hài lòng về mặt lợi ích khi mua hàng, từ đó giúp thu hút được nhiều khách hàng yêu thích doanh nghiệp hơn.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ nên sử dụng đối với những sản phẩm còn hàng tồn kho cần được tiêu thụ, sản phẩm lỗi mốt. Đây cũng là biên pháp hiệu quả vừa giúp doanh nghiệp thu hồi vốn, vừa dọn dẹp kho để nhập hàng mới về bán.

2.7. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN ĐỘNG – DYNAMIC PRICING
Hay còn được gọi là chiến lược giá bán đột biến, tức là cách thức đưa ra giá bán linh hoạt cho sản phẩm trong một thời điểm nhất định để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sự thay đổi của thị trường. Các thay đổi về giá có thể dựa trên những thay đổi trong động thái của shop bán của đối thủ, theo tình hình cung – cầu của thị trường,….
Trên Amazon, chiến lược này được áp dụng phổ biến vào thời điểm sắp đến ngày hội mua sắm, nếu theo dõi giá bán của các shop với nhau bạn sẽ thấy sự thay đổi liên lục để cạnh tranh nhau. Chỉ cần một shop có động thái giảm giá bán để thu hút khách hàng thì shop đối thủ sẽ giảm giá thấp hơn nữa để cạnh tranh.
2.8. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN DỰA VÀO THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu là một tài sản quý giá của doanh nghiệp vì đó chính là thành tựu mà doanh nghiệp phải tốn công sức để xây dựng trong một thời gian dài. Với chiến lược giá bán dựa vào thương hiệu doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm với mức giá cao nhưng khách hàng vẫn sẵn lòng mua sản phẩm.
Giả sử, khi nhắc đến thương hiệu Iphone mọi người sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm điện thoại cao cấp có mức giá cao và xa xỉ. Nếu đột nhiên sản phẩm lại giảm giá sâu hoặc được bán với mức giá quá rẻ sẽ khiến hình ảnh và thương hiệu của hãng Iphone bị mất đi tính xa xỉ, làm thương hiệu bị tổn hại và đồng thời một bộ phận khách hàng sẽ không có nhu cầu mua điện thoại Iphone nữa.

Trên Amazon, nếu kinh doanh các mặt hàng có thương hiệu thì các nhà thương mại sẽ phải cam kết giá bán chênh lệch trong một khuôn khổ nhất định và đặt giá phù hợp sao cho không ảnh hưởng đến thương hiệu.
2.9. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN THEO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
Một điều hiển nhiên rằng nếu sản phẩm càng hiếm thì giá trị càng cao và giá bán cũng sẽ tăng theo giá trị. Chiến lược giá bán theo giá trị sản phẩm này đôi khi không phải do doanh nghiệp quyết định, mà nó phụ thuộc vào yếu tố cung – cầu của thị trường nhiều hơn. Nếu nắm bắt được thời cơ để áp dụng chiến lược này thì doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận cao.
Những sản phẩm áp dụng tốt chiến lược về bán theo giá trị sản phẩm trên sàn Amazon trong những năm gần đây dễ dàng thấy nhất là các sản phẩm: khẩu trang, chai xịt khuẩn, nước xúc miệng, thuốc xịt họng,…. Ở thời điểm trước dịch bệnh Covid – 19, giá bán thiết bị vật tư y tế và dược phẩm vẫn ở mức bình ổn. Tuy nhiên, trong thời điểm đại dịch như hiện tại vì nhu cầu mua sắm các mặt hàng này cao đã đẩy mức giá sản phẩm. Nhiều shop bán trên Amazon đã “phất lên” nhờ nắm bắt được nhu cầu mua sắm này.
2.10. CHIẾN LƯỢC GIÁ HỚT VÁNG (PRICING SKIMMING)

Pricing Skimming là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá cao nhất của sản phẩm và bán trong một đoạn thị trường – nơi các khách hàng chấp nhận mua sản phẩm này ở thời điểm đầu tiên. Khi nhu cầu mua giảm dần thì doanh nghiệp thực hiện chiến lược giảm giá để thúc đẩy nhu cầu của nhóm khách hàng khác và đồng thời ngăn đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng. Mục tiêu của chiến lược là giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm với lợi nhuận tối ưu trong thời điểm sản phẩm vừa ra mắt.
Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp phải có thương hiệu và nhu cầu về sản phẩm cao. Các mặt hàng phù hợp với chiến lược này là: sản phẩm công nghệ có tính năng mới vượt trội, độc quyền,…. Trên sàn Amazon các shop bán áp dụng chiến lược này thường là các shop thương hiệu như Apple, Gucci, Adidas,…
Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!
Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây