Mỗi doanh nghiệp đều định vị sản phẩm của mình theo một chiến lược giá bán khác nhau hay còn gọi là Pricing Strategy. Chiến lược giá bán sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, tăng trưởng doanh thu và đồng thời ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu không chuẩn bị một chiến lược giá bán, doanh nghiệp khó có thể trụ vững với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các shop bán trên Amazon.

Hãy cùng MEA tìm hiểu về 10 chiến lược về giá bán đang thịnh hành và được nhiều doanh nghiệp áp dụng để phát triển mô hình kinh doanh nhé!

1. THẾ NÀO LÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN (PRICING STRATEGY)?

Trong kinh doanh, chiến lược giá bán là một chiến lược Marketing tập trung định vị vào giá bán. Mục tiêu của chiến lược này là thiết lập một mức giá cạnh tranh trên thị trường và hấp dẫn khách hàng để mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhìn chung, định nghĩa này tương đối phù hợp với mục tiêu của chiến lược giá bán trên Amazon. Tuy nhiên các chiến lược giá bán được áp dụng trên sàn thương mại điện tử Amazon luôn có tính linh hoạt và dựa vào thời điểm hơn. Cụ thể là các shop bán thay đổi giá bán liên tục, kể cả thay đổi giá nhiều lần trong cùng một ngày, đặc biệt là vào những ngày lễ hay ngày hội mua sắm.

Với khách hàng online, việc đưa ra lựa chọn mua hàng dựa vào giá thường rất được ưa chuộng và họ thường lựa chọn shop có giá bán rẻ nhất cho mặt hàng sản phẩm giống hệt nhau. Biết được điều này, các nhà bán hàng Amazon luôn cố gắng để giảm giá bán thấp nhất để tăng doanh số bán và tỉ số quay trở lại của khách hàng.

2. TOP 10 CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHO KINH DOANH AMAZON

Là một nhà kinh doanh Amazon, bạn sẽ sử dụng chiến lược giá bán như thế nào để phù hợp cho doanh nghiệp mình? Hãy cùng tham khảo 10 chiến lược về giá dưới đây.

2.1. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN TIẾT KIỆM (ECONOMY PRICING)

Đây là một chiến lược mà doanh nghiệp sẽ hạ giá xuống mức thấp nhất vì đã đạt lợi nhuận tối ưu cho sản phẩm. Mục đích của chiến lược là giúp doanh nghiệp thu hồi lại vốn, đẩy hàng tồn. Các ngành hàng thường áp dụng chiến lược này là sản phẩm theo mùa.

Thế nhưng làm sao để biết mức giá thấp nhất của sản phẩm là bao nhiêu nếu tính cả các chi phí bổ sung liên quan như phí vận chuyển, phí marketing,…cho sản phẩm? Amazon cung cấp công cụ định giá tự động (Automate Pricing) cho phép bạn tự động điều chỉnh giá SKU để phù hợp với các sự kiện ưu đãi cũng như là các chiến lược giá bán của doanh nghiệp.

2.2. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN XÂM NHẬP (PENETRATION PRICING)

Chiến lược giá bán xâm nhập cho phép doanh nghiệp bán sản phẩm với mức giá thấp nhất hoặc có thể là miễn phí trong một khoảng thời gian ngắn. Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp đang muốn tăng thị phần khi thâm nhập thị trường mới, tạo cơ hội cho khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm và làm quen với tên thương hiệu.

Bạn có thể áp dụng chiến lược này khi mở rộng mô hình kinh doanh ở thị trường ngách, với nhóm khách hàng mới chưa từng biết về thương hiệu. Tăng trải nghiệm của khách hàng cũng là một cách thu hút người mua.

2.3. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN THEO GÓI (BUNDLE PRICING)

Với cách này, doanh nghiệp sẽ giảm giá khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc. Nói dễ hiểu hơn là cách bán theo combo. Khách hàng sẽ nhận thấy thay vì mua một sản phẩm với số lượng lớn, bạn có thể lựa chọn mua một cụm sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn nhưng được trải nghiệm nhiều hơn. Chiến lược giá bán theo gói này nhằm mục đích tăng doanh thu bán và phù hợp cho các doanh nghiệp bán đồ ăn, thức uống. 

Vấn đề khó của chiến lược này là doanh nghiệp phải chắc chắn đặt giá phù hợp cho các sản phẩm trong combo để có thể thu về lợi nhuận. Trên Amazon, khách hàng được lựa chọn 2 hình thức:

  • Mua combo và nhận thêm quà.
  • Mua combo và được miễn phí ship hoặc giảm giá sản phẩm.

2.4. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN THEO TÂM LÝ (PSYCHOLOGICAL PRICING)

Đây là một chiến lược dựa trên hình thức đánh vào tâm lý, cụ thể là khiến cảm xúc “lợi nhiều hơn thiệt” của khách hàng lấn át tâm lý dè chừng khi ra quyết định mua. Cụ thể, các doanh nghiệp giải thích rằng: khách hàng có tâm lý thích con số $499 hơn là $500 vì dù chênh lệch $1 nhưng số lẻ cho cảm giác giá rẻ hơn số chẵn. Tuy khó có thể giải thích nguyên nhân nhưng chúng ta có thể chứng minh bằng cách nhìn vào doanh thu bán của những doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược này.

Mục đích của chiến lược giá bán theo tâm lý là giúp “đánh lừa” khách hàng rằng giá bán của shop được đặt giá phù hợp, từ đó khiến khách hàng dễ đưa ra lựa chọn mua hàng, giúp shop được đánh giá là “shop bán rẻ” và thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn.

2.5. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN ĐÍNH KÈM SẢN PHẨM (CAPTIVE PRICING)

Chiến lược này hoạt động theo kiểu mua một sản phẩm và đính kèm sản phẩm phụ để hỗ trợ cho sản phẩm chính, nếu thiếu sản phẩm phụ thì không thể hoạt động được. Mục đích của chiến lược về giá Captive Pricing là tối ưu nhu cầu của khách hàng và tăng doanh thu bán.

Ví dụ, bạn kinh doanh máy ảnh chụp film thì có thể bán thêm cuộn film – công cụ phải có để máy ảnh film chụp hình được. Điều này có thể kích thích khách hàng mua 2 sản phẩm vì dù gì họ cũng sẽ phải mua cuộn film để chụp hình, nếu mua cùng lúc với máy ảnh thì sẽ tiết kiệm thời gian đặt mua ở shop khác. Một phần, nếu shop áp dụng chiến lược giảm giá hoặc mua tặng kèm thì sẽ càng khiến khách hàng thích thú.

Trên đây là 5 trong 10 chiến lược giá bán hiệu quả khi kinh doanh Amazon. Hãy theo dõi Bác Guru để đọc tiếp phần tiếp theo của chủ đề Pricing Strategy này nhé.

Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *