Vì sự khó khăn khi lập tài khoản Amazon, tình trạng mua bán tài khoản diễn ra rất sôi nổi trên khắp các cộng đồng về kinh doanh Amazon. Về cơ bản, tình trạng mua bán tài khoản Amazon càng diễn ra sôi nổi thì chắc chắn việc đăng ký tài khoản Amazon tại thị trường Việt Nam sắp tới sẽ càng “khắc nghiệt” hơn. Đi kèm với đó là rất nhiều hệ lụy xảy ra trong quá trình mua tài khoản như dễ bị SCAM, mua tài khoản info lởm, bị related, quét deactive bất thường,…Và còn kèm theo đó là rủi ro lớn trong quá trình kinh doanh sau này nếu tài khoản đi mua mà không phải chính chủ.
1. TẠI SAO AMAZON LẠI CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH KHẮT KHE VỀ VIỆC TẠO TÀI KHOẢN AMAZON
Amazon luôn kiểm soát rất chặt chẽ việc kinh doanh của người bán trong suốt quá trình kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững, có lợi cho người mua và bán. Vì vậy nếu “lách luật” hoặc “tìm cách đi cửa sau” thì việc bị Amazon khóa tài khoản và giữ tiền và điều vô cùng dễ hiểu.
Amazon liên tục sàng lọc và cuộc chơi trên Amazon hiện tại phải bài bản, có kế hoạch, sản phẩm phải chất lượng, phải có thương hiệu riêng (private label) uy tín. Chính vì vậy ngay từ vòng gửi xe là Đăng ký tài khoản Amazon đã kiểm duyệt vô cùng kỹ càng.

Thị trường Việt Nam xưa nay đăng ký tài khoản đã gặp trở ngại lớn nhưng vì tình trạng mua bán tài khoản tràn lan càng dễ khiến thị trường bị thắt chặt hơn nữa. Vì vậy nếu bạn nào đăng ký FAIL thì cũng phải tự hiểu nhé. Amazon không cho phép một seller cá nhân sở hữu nhiều tài khoản trừ khi là doanh nghiệp được ủy quyền tài khoản. Việc bị relate và deactive tất cả các tài khoản liên quan chắc Bạn cũng đã từng gặp phải trên Cộng Đồng Amazon Sellers VN rồi.
2. NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI MUA BÁN TÀI KHOẢN AMAZON
Việc tạo tài khoản khó khiến không chỉ cá nhân và còn cả các doanh nghiệp Việt bắt đầu tiếp cận đến việc “mua bán tài khoản Amazon” trên các cộng đồng. Lợi ích cũng có những rủi ro tiềm ẩn đối với những cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm mua bán tài khoản là vô cùng lớn.
2.1. CHỌN NGƯỜI BÁN UY TÍN
Đây là bước vô cùng quan trọng, cái này Bạn phải đi hỏi hoặc xem fb người bán có phải fb chính chủ hay clone để còn biết đường mà giao dịch, nếu giao dịch được trực tiếp thì tốt nhất. Còn không giao dịch trực tiếp được thì phải nhờ qua “TRUNG GIAN” nhé.
2.2. TRƯỚC KHI CHỐT GIAO DỊCH BẠN NÊN TEAMVIEW TRƯỚC ĐỂ XEM TÌNH TRẠNG ACC
Bạn đừng vội trả giá khi người bán đưa ra mức giá bán con acc đó. Bạn cứ xin TEAMVIEW check con acc đó trước trước khi ép giá xuống. Cần xem những thông tin gì khi teamview?

- Xem acc bao nhiêu thị trường
- Xem acc đang ở dạng Individual hay Profession (Vào phần Setting góc phải trên cùng – Account Info – nhìn góc trái phần Your Service. Nếu account đang ở dạng Individual thì yêu cầu người bán nâng lên thành Pro mới lấy.
- Acc bán có bảo hành thì mua, không bảo hành thì thôi.
- Kiểm tra xem ACC có dính gậy gộc gì hay không? (Vào Performance – Account Health) dính gậy thì ép giá tài khoản xuống.
- Xem Info tài khoản là info gì? (Setting- Account Info – Business Address)
- Xem acc còn email gốc hay không? Lưu ý là acc có mail gốc mới mua nhé. Email thay thế thì không mua
- Vào Performance- Performance Notifications xem Amazon có thông báo gì bên trong đó không? Thông tin về TK sus bill, call video hay bị gậy gộc gì về list hàng báo hết trong đó. (Xem kỹ để ép giá tài khoản xuống nếu được)
- Xem acc đã trừ phí tháng chưa, đã có sale chưa, đã được bao nhiêu tiền từ Amazon về rồi. (Vào Report- Payment )
- Xem acc có đúng chính chủ chưa hay acc phân quyền (Setting- User Permission)
- Vào Email lướt một lượt xem có mail báo lập tài khoản không?
TÀI KHOẢN THƯỜNG CÓ 4 TH TẠO THÀNH CÔNG:
- TH1: Tài khoản không Call, không Bill (Loại này rẻ nhưng hơi rủi ro- Vào Email check xem ngày active tài khoản còn trong mail không?)
- TH2: Tài khoản qua Call Video (Vào email check xem có mail báo call và mail gỡ call thành công không?)
- TH3: Tài khoản qua Bill không Call (Vào email check xem có mail báo sus bill và email báo gỡ Bill thành công không?)
- TH4: Tài khoản qua Call qua Bill (Vào email check xem có mail báo sus bill, call video và email báo gỡ bill và call video thành công không?)
3. NHỜ TRUNG GIAN GIAO DỊCH
- Giao dịch thì tốt nhất giao dịch trực tiếp được thì tốt nhất
- Không giao dịch trực tiếp được thì phải nhờ TRUNG GIAN. Ai cũng được miễn uy tín và 2 bên thoải mái giao dịch.
4. BẢO HÀNH TÀI KHOẢN
Chốt kỹ các vấn đề về Bảo hành, rủi ro trong quá trình giao dịch để 2 bên thoải mái nếu xảy ra vấn đề gì. Tránh lôi nhau lên Group bóc phốt, thóa mạ nhau,…
5. THAY ĐỔI THÔNG TIN TÀI KHOẢN
– Thay thông tin thẻ VISA, PAYONEER hay PINGPONG đưa cho bên bán thay. Nếu bạn thay thông tin trên một địa chỉ IP lạ khác với địa chỉ mở acc trước đó thì con boot của Amazon sẽ liệt kê vào trường hợp bất thường hoặc bị Hack tài khoản, Amazon nó sẽ tự động Remove Visa PO về trạng thái tk gốc hoặc Deactive tài khoản. Vì vậy nên để bên bán thay hoặc nếu tự thay thì mang acc về ngâm cho quen trình duyệt trên máy bạn hoặc cho lên VPS, đồng bộ Cookie để nó quen IP. Sau 5-7 ngày rồi thay gì thì thay nhé.
Chuyển tiền cho TRUNG GIAN và yêu cầu bên bán thay đổi các thông tin cần thiết, hết bảo hành không vấn đề gì thì lấy acc về.
6. CÁC THÔNG TIN THAY SAU KHI LẤY ACC VỀ

- Kiểm tra kỹ lại các thông tin tài khoản như lúc teamview xem có chuẩn không?
- Thay đổi thông tin Gmail
+ Mật khẩu Gmail.
+ Thay số điện thoại Gmail
+ Thay Email khôi phục Gmail
+ Thoát đăng nhập trên các thiết bị lạ ở Gmail
+ Bật xác minh 2 bước.
- Thay đổi thông tin tài khoản Amazon
+ Thay mật khẩu tk Amazon.
+ Thay mật khẩu VPS ( Cái này lên mạng tra nhé, nó cũng đơn giản thôi)
+ Nhớ là lấy tk về đừng có thay liền một lúc hết tất cả thông tin nhé, thay từ từ từng cái một tránh bị Amazon nghi ngờ.
+ Lúc này mới nhớ báo TRUNG GIAN nhả tiền cho bên bán.
Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!
Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây
Tôi bị ngta lừa lấy tài khoản amazon thì thông tín của tôi có bị ảnh hưởng j ko