Câu chuyện điển hình của giới “làm” Amazon hiện tại ở xứ ta chủ yếu xoay quanh hai mô hình kinh doanh là Private label (Nhãn riêng) và Dropshipping. Đúng ra, đây là hai mô hình cần được tìm hiểu đầu tiên nhưng vì thiếu môi trường nên motip của ta là cứ mở tài khoản, rồi đăng hàng lên bán đã, vấp đâu ta giải quyết tiếp, thậm chí có người bán buôn được cả năm rồi cũng không biết là mình đang làm nhãn riêng. Đa phần mọi người trước khi đến với Amazon khá là lơ mơ, không hiểu “nó” là thế nào? Và cụ thể mình sẽ làm gì với “nó”?

Vì vậy, khi làm được một thời gian, mọi người mới nhận ra là còn rất nhiều hình thức kinh doanh khác trên Amazon. Mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm khác nhau, nên trước khi bắt đầu ta cần tìm hiểu thật kỹ xem mình hợp với mô hình nào rồi hãy tham gia.

1. CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH CHÍNH TRÊN AMAZON

1.1. PRIVATE LABEL (NHÃN RIÊNG)

Mô hình này thường chúng ta tự (hoặc thuê) sản xuất sản phẩm rồi gắn nhãn của mình vào và đăng bán. Đây là bài toán dài hơi, căn cơ và phù hợp nhất để phát triển thương hiệu trên Amazon nên dễ thấy những nhãn hiệu có tiếng của Việt Nam đều đang đi theo hướng này. Tuy nhiên, không có tiếng, doanh nghiệp nhỏ cũng làm được chứ không phải cứ ông lớn mới làm được.

Ưu điểm là rẻ và khi đã xây dựng được brand, có rất nhiều công cụ Amazon hỗ trợ để vừa bán hàng, vừa làm thương hiệu rất tốt. Nhược điểm là phải trường vốn, kiến thức nền phải tương đối và không ăn ngay được.

2. DROPSHIPPING

Là hình thức bán hàng mà không ôm hàng, nghĩa là lấy thông tin hàng của người khác đăng lên, lúc nào có khách mua mới bảo ông có hàng ship hộ, POD (bán cốc, áo phông, túi tote…) cũng là một nhánh của món này. Ưu điểm là vốn ít, nhưng cực kỳ mệt ở phần nguồn hàng và hoàn thiện đơn hàng bởi các yêu cầu rất khắt khe của Amazon cũng như sự phụ thuộc nhà cung cấp – thích hợp cho những bạn trẻ.

3. RETAIL ARBITRAGE (CHÊNH LỆCH GIÁ BÁN LẺ)

Người bán mua hàng từ các cửa hàng vật lý (brick and mortar) với giá rẻ và bán nó trên Amazon với giá cao hơn.

4. ONLINE ARBITRAGE (KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ TRỰC TUYẾN)

Khác với ở trên, người mua mua hàng từ các kênh online bán lẻ khác như là Walmart.com, Costco.com, Samclubs.com…với giá thấp và bán trên Amazon với giá cao hơn để ăn chênh. Không cần sở hữu công ty ở Mỹ, cá nhân sống ở VN vẫn với sang Mỹ làm kiểu này được, chỉ hơi cực vì đường xa mắt mờ.

5. WHOLESALE (BÁN BUÔN)

Amazon là trang bán lẻ, sao lại gọi bán buôn? Nguyên do có lẽ Tây không tìm được từ khác để phân biệt với mô hình Online Arbitrage ở trên nên chọn từ này?

Nội hàm là mua buôn hàng từ các nhà sản xuất/nhà phân phối và bán lại (lẻ) trên Amazon. Ưu điểm là không phải chạy quảng cáo, làm thương hiệu. Nhược điểm là cần có pháp nhân tại Mỹ (có EIN, Tax exemption), rồi khai thuế bên Mỹ. Thoạt nghe có vẻ khó, nhưng làm được và không đắt như ta tưởng, chỉ vất vả thời gian ban đầu.

  1. Book selling (bán sách)

Bán cả bản mềm (digital) lẫn bản vật lý (Amazon sẽ in hộ mình và thu tiền) sách trên Amazon. Món này khá hợp với những bác kiểu như đầu bếp giỏi, có kỹ năng nuôi dạy con ngoan, dạy chồng ngoan…Ưu điểm là gọn nhẹ, ít vốn, thỏa đam mê. Nhược điểm là cần sở hữu một điểm mạnh gì đó

  1. Flip model (mô hình chớp nhoáng)

 Người bán mua hàng từ người bán khác đang bán trên Amazon với chương trình FBM (tự hoàn thiện đơn hàng) và bán lại với chương trình FBA (Amazon hoàn thiện đơn hàng)

2. CÁC WEBSITE SOURCING ĐIỂN HÌNH

a. Private label:

https://trangvangvietnam.com/

https://thitruongsi.com/

https://www.alibaba.com/?__redirected__=1

b. Dropshipping

https://www.aliexpress.com/

https://www.gearbubble.com/

https://www.printful.com/

https://www.dhgate.com/

https://www.chinabrands.com/

c. Wholesale:

https://www.alibaba.com/?__redirected__=1

https://www.wholesalecentral.com/wholesale.com/

https://www.esources.co.uk/

https://usa-wholesale.com/

https://www.wholesale2b.com/

https://palletfly.com/

Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *