Label trên Amazon FBA có rất nhiều loại nhưng chung quy sẽ chia thành 2 dạng: Barcode – dán nhãn sản phẩm và Shipment label – dán nhãn vận chuyển. Hãy cùng MEA phân biệt và tìm hiểu về 2 loại dán nhãn Amazon FBA này qua bài viết hôm nay.
1. PHÂN BIỆT BARCODE VÀ SHIPMENT LABEL DÁN NHÃN AMAZON FBA
Thông thường mọi người thường nghĩ dán nhãn đều giống nhau, tuy nhiên kinh doanh trên Amazon thì phải biết dán nhãn sẽ có nhiều loại được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Dán nhãn Amazon FBA được chia thành 2 dạng và có những đặc điểm như sau.
Barcode (Product label) là những dán nhãn quen thuộc như UPC, FNSKU, EAN dùng để dán trực tiếp lên sản phẩm. Một số yêu cầu của Amazon về Barcode cho sản phẩm là mã vạch của nhà sản xuất, mã vạch Amazon, mã xác thực dành cho những thương hiệu để tránh hàng nhái.

Box labels (Shipment label) được dán trên thùng hàng vận chuyển cho những đơn hàng gửi đến kho Amazon FBA. Các thông tin trên dán nhãn vận chuyển sẽ bao gồm thông tin về địa chỉ đơn hàng xuất phát, địa chỉ kho Amazon cần nhập đến, mã đơn hàng,….

2. TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ DÁN NHÃN BARCODE
Barcode là những dán nhãn sản phẩm ở dạng mã vạch để giúp Amazon và người bán có thể theo dõi hàng hóa lưu kho trong quá trình sản phẩm chưa được bán và vẫn còn lưu trữ ở kho Amazon FBA. Các loại mã vạch dùng cho sản phẩm và đặc điểm của từng loại sẽ được phân tích dưới đây.
2.1. MÃ VẠCH CỦA NHÀ SẢN XUẤT (UPC/EAN)
Amazon sẽ sử dụng mã vạch UPC/EAN của nhà sản xuất để phục vụ mục đích quản lý sản phẩm của bạn ở các kho Amazon. Sử dụng một mã vạch UPC/EAN chung cho sản phẩm sẽ đem đến những tiện ích:
- Giúp khách hàng nhận sản phẩm nhanh hơn nhờ vào tính năng giao sản phẩm ở kho hàng gần nhất.

- Tiết kiệm chi phí tạo dán nhãn mã vạch mới cho từng đơn vị kho Amazon FBA.
Trong trường hợp sản phẩm của bạn không đủ điều kiện để đăng ký mã vạch UPC/EAN của nhà sản xuất để theo dõi trực tuyến sản phẩm thì Amazon sẽ sử dụng dán nhãn mã vạch riêng của Amazon.
2.2. MÃ VẠCH CỦA AMAZON FBA (FNSKU)
Mã vạch của Amazon FBA hay gọi tắt và mã vạch FNSKU. Điều kiện để sản phẩm áp dụng mã vạch FNSKU là:
- Sản phẩm không có mã vạch EAN, UPC, ISBN hoặc JAN.
- Sản phẩm thuộc hàng nguy hiểm và bị hạn chế.
- Sản phẩm có quy định về ngày hết hạn sử dụng.
- Sản phẩm dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh
- Sản phẩm truyền thông
- Sản phẩm không ở trong tình trạng mới.
Có hai cách để bạn in mã vạch FNSKU lên sản phẩm của mình là: tự in và dán nhãn vào sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ dán nhãn mã vạch của Amazon. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên yêu cầu Amazon tạo mã vạch sản phẩm cho bạn rồi in và dán vào sản phẩm để tiết kiệm chi phí vì Amazon tính phí dán nhãn FNSKU là $0.55/đơn vị sản phẩm.

Lưu ý, khi lấy được mã UPC/EAN (12 số) và mã FNSKU (13 số) thì bạn chưa thể hoàn thành quá trình in dãy số đó lên sản phẩm mà cần thực hiện thao tác chuyển đổi dãy số thành Barcode. Cách tạo Barcode là:
- Truy cập Website: https://buy.barcoding.com/
- Đăng nhập rồi chọn Symbology “code128”.
- Tạo code cho UPC thì chọn vào “UPCA”, còn tạo code cho EAN thì chọn “EAN13”.
- Nhìn vào phần ENTER YOUR DATA, dán mã UPC/EAN hoặc mã FNSKU mà bạn có.
- Nhấn nút GENERATE BARCODE và download đoạn mã barcode vừa được tạo.
2.3. MÃ XÁC THỰC MINH BẠCH (TRANSPARENCY)
Đây là loại dán nhãn chỉ dùng riêng cho các thương hiệu đã đăng ký trên Amazon. Sử dụng mã xác thực minh bạch nhằm lợi ích:
- Bảo vệ chủ thương hiệu khỏi những tin đồn và nghi ngờ hàng giả mạo, làm mất uy tín thương hiệu.
- Tạo dựng niềm tin cho khách hàng an tâm mua sắm, nói không với hàng nhái và hàng giả.

- Cung cấp các thông tin về ngày sản xuất, nơi sản xuất,…một cách minh bạch.
- Dán nhãn mã xác thực minh bạch có hình dạng chữ “T” trong suốt và không được phép dán nhãn khác đè lên hoặc che một phần.
3. TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ DÁN NHÃN SHIPMENT LABEL
Shipment label chính là dán nhãn vận chuyển được dán ở ngoài thùng hàng trong quá trình vận chuyển đơn hàng từ nhà sản xuất sang kho Amazon ở Mỹ hoặc Châu Âu. Sau khi tạo thông tin lô hàng thành công, Amazon sẽ cung cấp cho bạn 2 loại dán nhãn Shipment label: nhãn mã lô hàng FBA và nhãn địa chỉ kho Amazon cho hãng vận chuyển.
Trong bộ nhãn này bao gồm thông tin mà Amazon dùng để xác minh tình trạng đến của lô hàng và hàng hóa trong hộp. Lưu ý, nhãn mã lô hàng FBA không cần thiết phải cung cấp cho đơn vị vận chuyển mà chỉ cần cung cấp nhãn có địa chỉ kho Amazon, cẩn thận để tránh nhầm lẫn các loại nhãn này.
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA DÁN NHÃN SHIPMENT LABEL
Mục đích của dán nhãn Shipment label là:
- Đảm bảo sản phẩm của bạn đến kho Amazon nhanh chóng và an toàn.
- Hỗ trợ bạn theo dõi đường đi trong quá trình vận chuyển của lô hàng.
Các yêu cầu về dán nhãn Shipment label:
- Đảm bảo in nhãn đầy đủ và chính xác thông tin. Vì mỗi dán nhãn là duy nhất, không được tái sử dụng, sao chép hoặc sửa đổi dùng trên lô hàng khác.
- Dán nhãn đảm bảo kích thước 1/3 x 4 inch. Nếu sử dụng máy in nhiệt, bạn cần lựa chọn định dạng là 4 x 6 inch.
- Không dán nhãn trên nắp hoặc cạnh hộp vì nhãn sẽ bị tách đôi khi mở hộp.
- Dán nhãn mã lô hàng FBA và nhãn địa chỉ của đơn vị vận chuyển trung gian lên mặt phẳng của hộp, không để mã vạch bị gấp ở phần góc hoặc phần cạnh hộp để có thể dễ dàng quét mã và đọc được thông tin.
- Nếu lô hàng có nhiều kiện hàng nhỏ thì có thể dán nhãn lên hộp lớn nhất, không cần phải dán cho từng kiện hàng lẻ.
3.2. HƯỚNG DẪN TẠO DÁN NHÃN SHIPMENT LABEL
Bước 1: Truy cập vào Amazon Central Seller, chọn “Manage Inventory”.
Bước 2: Chọn sản phẩm bạn muốn nhập sang kho Amazon, sau đó chọn “Send/Replenish Inventory”
Bước 3: Chọn mục “Create a new shipping plan”. Ở bước này bạn cần hiểu các nội dung cần điền thông tin như sau
Ship from: điền địa chỉ nơi nguồn hàng được chuyển đi.
Packing type lựa chọn 2 phương án.
- Individual products: nếu lô hàng của bạn có nhiều loại sản phẩm có mã SKU khác nhau thì tick vào dòng này.
- Case – packed products: nếu lô hàng chỉ có một loại sản phẩm duy nhất thì tick vào dòng này.
Bước 4: Nhấn chọn “Continue to shipping plan”
Trước tiên bạn cần điền thông tin vào Set Quantity về:
- Units per case – Số sản phẩm trong mỗi lô hàng
- Number of cases – Tổng số sản phẩm
Trong trường hợp đây là lần đầu bạn vận chuyển sản phẩm này thì cần điền kích thước của sản phẩm ở ô Package Dimensions, rồi nhấn Continue để tiếp tục.
Bước 5: Ở phần Prepare products nhấn Continue để đến phần Label Products
Cần chú ý phần Who labels? và nhấn vào ô nào bạn muốn:
- Nhấn Merchant nếu bạn tự dán nhãn Barcode.
- Nhấn Amazon nếu bạn muốn Amazon giúp bạn dán nhãn. Đây là dịch vụ có tính phí.
Bước 6: Sang phần “Review and View Shipments”, chọn Approve shipment, chọn Work on shipment.
Bước 7: Đến phần “Prepare shipment” sẽ có những lưu ý sau
Shipping service là địa chỉ dịch vụ giao hàng của đơn vị vận chuyển, bạn có thể chọn Other carrier.
Shipment packing là thông tin về kích thước của lô hàng. Bạn chọn Use web form rồi điền các thông số kích thước vào, nếu có nhiều hộp thì nhấn Add another box configuration rồi điền thông số những hộp còn lại. Chọn confirm để kết thúc.
Bước 8: Lấy dán nhãn Shipping label, chọn Print box labels rồi chọn Complete shipment. Có bao nhiêu lô hàng thì hệ thống sẽ tạo cho bạn bấy nhiêu shipping labels.
Như vậy là hoàn thành bước lấy dán nhãn Shipping label. Bạn cần download mã và gửi cho nhà cung cấp để họ dán mã lên thùng hàng.
Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!
Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây