Có bao giờ bạn rơi vào trường hợp phải liên tục thay đổi nhà cung cấp mới chỉ vì 2 bên không tìm được điểm chung? Những vấn đề bất cập nếu bạn không trao đổi kỹ với nhà cung ứng có thể là giá nhập hàng cao, chất lượng sản phẩm không như ý muốn, thời gian giao hàng, đơn vị vận chuyển,…. Vì thế, để không phải tốn thời gian giải quyết những vấn đề này, kỹ năng đàm phán với nhà cung cấp là rất quan trọng.

Để giúp bạn biết những vấn đề cần thiết khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Amazon, MEA mang đến bài viết mẹo kinh doanh – kỹ năng đàm phán với nhà cung cấp và những điều cần lưu ý.

1. YÊU CẦU SUPPLIER CUNG CẤP THÊM VỀ HÌNH ẢNH GỐC CỦA SẢN PHẨM

Bạn cần chủ động yêu cầu supplier cung cấp thêm về hình ảnh gốc của sản phẩm – không đính kèm Logo hay bất cứ thông tin nào của họ để bạn thoải mái sử dụng. Lưu ý, không nên sử dụng những hình ảnh có độ phân giải thấp hay ảnh tự cắt Logo vì sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh sản phẩm và xa hơn là giảm độ uy tín của shop trong lòng khách hàng. Ngoài ra, nếu supplier không có nhiều hình ảnh phù hợp với ý muốn của bạn, bạn có thể lựa chọn lấy hàng mẫu về trước và chụp ảnh sản phẩm, đồng thời để tự đánh giá và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi chốt đơn hàng với họ.

Còn trong trường hợp bạn lấy nguồn hàng từ nhà xưởng/nhà sản xuất thì bạn có thể yêu cầu gắn Logo và Nhãn hiệu của thương hiệu bạn vào sản phẩm, điều này giúp sản phẩm của bạn được nổi bật và không trùng lặp với bất cứ một shop nào khác trên sàn thương mại điện tử Amazon.

2. SỐ LƯỢNG HÀNG TỒN KHO

Một trong những tranh chấp thường xuyên xảy ra khi làm việc với nhà phân phối chính là số lượng hàng tồn kho. Lí do là vì đôi khi số lượng hàng hóa trên kệ của bạn không tương thích với số lượng hàng hóa đang có tại nhà phân phối, điều này có thể làm ngắt quãng quá trình kinh doanh của bạn khi sản phẩm không được bổ sung kịp thời.

Trao đổi rõ ràng về thời gian nhập hàng hằng tháng/quý, số lượng hàng mỗi lần nhập, mức độ linh hoạt về hàng hóa của nhà cung cấp,…sẽ giúp bạn và cả nhà cung cấp có thể hiểu rõ cách thức hoạt động kinh doanh của nhau, từ đó sẽ dễ dàng làm việc lâu dài hơn.

3. CHIẾT KHẤU KHI NHẬP HÀNG SỐ LƯỢNG LỚN

Khi nhắc đến kỹ năng đàm phán với nhà cung cấp thì khả năng thương lượng giá sẽ là quan trọng nhất vì ai cũng mong muốn nhận được giá hời trong quá trình trao đổi buôn bán. Để tăng tối đa chiết khấu của nhà cung cấp,

1/ Trước tiên, bạn nên tìm kiếm 5 suppliers bán cùng sản phẩm, sau đó so sánh và đánh giá về giá bán của từng shop để đưa ra mức giá trung bình của sản phẩm.

2/ Liên lạc với từng nhà cung cấp để hỏi về mức chiết khấu và các ưu đãi liên quan khi nhập hàng số lượng lớn. Bạn phải kiên nhẫn để đợi phản hồi của tất cả các shop rồi đưa ra mức chiết khấu mong muốn của bạn, càng đàm phán được giá thấp thì chi phí kinh doanh sẽ giảm và lợi nhuận tăng lên.

3/ Lúc này, bạn nên đánh giá phản ứng của từng shop, sẽ có 2 trường hợp:

  • Nhà cung cấp chấp nhận chiết khấu bạn mong muốn vì họ cần đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường.
  • Nhà cung cấp chỉ đồng ý mức chiết khấu của họ đưa ra vì sản phẩm họ vẫn đang phân phối tốt trên thị trường.

4/ Sau khi biết được câu trả lời, đây là lúc bạn cần tìm hiểu về nhà cung cấp. Nhiều nhà cung cấp chấp nhận cho bạn chiết khấu cao nhưng sẽ ra sao nếu trong quá trình làm việc họ không chuyên nghiệp như cách bạn muốn? Với trường hợp này, nhà cung cấp cho bạn chiết khấu thấp nhưng quá trình làm việc rõ ràng, minh bạch thì sẽ dễ dàng hợp tác hơn đấy.

5/ Cuối cùng, bạn nên chốt giá với nhà cung cấp nào mà bạn cảm thấy phù hợp với doanh nghiệp của mình. Mục đích trong việc đàm phán là tìm kiếm được nhà cung cấp có cùng chung lợi ích để hợp tác lâu dài.

Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *