Nhận thấy rằng, hiện tại có rất nhiều các bạn mới chưa biết cách nuôi tài khoản, hay muốn mua tài khoản mới để làm Amazon nhưng chưa biết cách nuôi cũng như sợ bị suspend tài khoản. Muốn làm nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề khiến bạn sợ nên chưa dám bắt tay vào để chiến. Bởi vậy bài viết này mình xin chia sẻ về các lỗi Amazon hay suspend và hướng dẫn bạn cách nuôi tài khoản mới mua hoặc cách dùng nhiều tài khoản Amazon nhé.

1. LẬP TÀI KHOẢN VÀ BẮT ĐẦU VỚI AMAZON

Có thể nói đối với người mới khi đăng ký thành công 1 tài khoản Amazon chính là đã thành công một nửa. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ có vài nỗi lo liệu tài khoản có bị sao không, quên cái này, quên cái kia liệu có bị chết tài khoản không?

Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm nhé, vì nếu tài khoản của bạn là chính chủ thì chỉ cần làm cẩn thận đúng quy trình thì không sợ ai hết.

1.1. LỖI TRÙNG IP VÀ RELATE TÀI KHOẢN

Đây là lỗi cơ bản và điển hình thường dễ mắc phải. Bạn nên nhớ khi mới tạo tài khoản Amazon bạn cần bảo mật thông tin của mình thật là tốt, không sử dụng lại địa chỉ Mạng, MAC máy tính và Info cũ ( bao gồm có Passport/BLX/CMT, Thẻ visa, master, tài khoản Payoneer, và số điện thoại,…)

Tất cả những thông tin đã đăng ký bạn nên lưu ra thành 1 file excel riêng, tránh bị nhầm lẫn trong quá trình đăng ký tài khoản tiếp theo. Lỗi này gọi là lỗi related tài khoản, đơn giản nhưng cực kì khó chữa.

Tuyệt đối không nên mua info bên ngoài nhé. Vì info bên ngoài người ta bán có tâm không sao, không có tâm rất dễ bị trùng lặp và chết tài khoản. Vì vậy bạn nên dùng info của người thân trước: Bố mẹ, anh chị em, bạn bè, …..để sau này có vấn đề gì dễ xử lý.

1.2. CÁCH ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN AMAZON

Bạn nên tạo một profile người dùng riêng trên Chrome, đăng nhập và nhớ ĐỒNG BỘ HÓA gmail trên trình duyệt để nó lưu lại COOKIE truy cập trước khi vào tài khoản Amazon nhé. Nhiều bạn chẳng đồng bộ gmail trước khi đăng nhập tài khoản Amazon gì cả, lỗi này điển hình và rất dễ chết tài khoản nhé.

Lưu ý: Email nào thuộc Profile chrome đó, không thoát mail này ra đăng nhập mail khác vào vì như thế rất dễ bị amazon quét chết tài khoản nhé. Vì vậy khi làm Amazon tốt nhất không cho mượn máy tính.

Bạn nên đăng nhập trên 1 máy tính cố định, hoặc sử dụng VPS để nuôi tài khoản. Amazon nó lưu IP ban đầu và Cookie khi mọi người đăng nhập tài khoản Amazon vào trình duyệt mới, vì vậy hãy lưu ý bạn không nên đăng nhập tài khoản nhiều nơi linh tinh mà nên cố định tài khoản trên một trình duyệt, 1 MAC máy tính, 1 địa chỉ mạng cố định hoặc sử dụng VPS để tài khoản được an toàn hơn.

Còn nếu bạn làm việc không cố định được, phải di chuyển nhiều nơi thì tốt nhất bạn nên phân quyền tài khoản thành quyền nhân viên quản lý tài khoản. Thì lúc này khi di chuyển ở nhiều nơi thì mình vẫn quản lý được tài khoản của mình một cách an toàn.

1.3. HAY BỊ SUSPEND DO THAY THẺ VISA VÀ PAYONEER

Bạn đặc biệt lưu ý, khi đi mua tài khoản. Nếu mọi người thay thẻ Visa và PO ngay thì chắc chắn tài khoản của mọi người sẽ bị suspend. Vì sao?

Vì khi mua tài khoản, mọi người sẽ đăng nhập trên trình duyệt mới, nếu ngay lập tức thay thẻ visa và payoneer ngay Amazon sẽ nghi ngờ tài khoản có vấn đề hoặc bị người lạ xâm nhập, Amazon sẽ sus ngay lập tức. Vì vậy, cách tốt nhất là khi đi mua bạn nên nhờ người bán thay giúp còn nếu không thì bạn hãy ngâm tài khoản và thay thật từ từ, đừng thay liền một lúc vì tỷ lệ chết tài khoản rất cao nhé.

1.4. SUSPEND DO KHÔNG HÃM DOANH SỐ

Khi bắt đầu có tài khoản, tài khoản của mọi người giống kiểu một đứa trẻ sơ sinh mới ra đời vậy, rất yếu ớt, mọi người không thể list quá nhiều sản phẩm ngay hay bán doanh số quá cao ngay được mà bạn phải hãm doanh số và sản phẩm lại nhé.

  • 3 tháng đầu tiên bạn lưu ý tài khoản thường sẽ có Buybox, vì vậy bạn không bán quá $1000/1 tài khoản.
  • List sản phẩm cũng từ từ và lên dần dần nhé, 30-300-500-1000-3000 sản phẩm.
  • Lưu ý là không dùng tool nhé, dùng tool chỉ khiến bạn thiệt thân thôi. Đơn giản vì dùng tool đẩy list và doanh số lên nhiều, có lợi nhưng không hãm và điều chỉnh lại thì sẽ dễ bị suspend tài khoản.
  • 3 tháng tiếp theo doanh số loanh quanh đừng bán quá $3000, nếu quá thì đóng tài khoản hoặc cho Quantity về 0. Còn nếu bạn muốn bán doanh số cao lên thì bạn chia vào nhiều tài khoản theo chiến thuật chia trứng vào nhiều giỏ.

2. CÁC LỖI PHÁT SINH KHI ĐĂNG SẢN PHẨM VÀ BÁN SẢN PHẨM 1 THỜI GIAN

2.1. CÁC SẢN PHẨM NÊN BÁN VÀ NÊN TRÁNH

Bạn lưu ý: Các sản phẩm đăng bán trên Amazon đối với hình thức Dropship Private Label bạn phải tránh các sản phẩm dính Trademark và Patent cũng như sản phẩm cấm nhé. Bán sản phẩm này thì một ngày đẹp trời là tài khoản về với diêm vương thôi.

Bạn tra trademark và patent ở các trang web trademarkia.com, google patent, hoặc uspto.gov, nếu thấy có thương hiệu rồi thì tốt nhất bỏ nhé, không thiếu gì sản phẩm bán trên amazon đâu.

Các sản phẩm không nên bán trên Amazon như thuốc thang, thực phẩm chức năng, dao, kéo, kiếm, thuốc trừ sâu, ma túy, súng ống, sản phẩm nguy hiểm,…. thì tốt nhất không nên bán vì bán vào bạn phải xin giấy tờ thủ tục để approve category thì rất vất vả.

2.2. LỖI PHÁT SINH KHI BÁN HÀNG TRÊN AMAZON

Một số lỗi như ship chậm, hàng không giống như mô tả, khách hủy đơn hàng, nhà cung cấp giao trễ, non-ship,…

Tất cả các lỗi này bạn phải chọn nhà cung cấp thật uy tín nhé, tránh chọn thằng cung cấp vớ vẩn để ảnh hưởng đến sức khỏe tài khoản. 

  • Lỗi hủy đơn hàng: Mọi người lưu ý mẫu này bạn không nên tự Cancel Order nhé vì nó sẽ ảnh hưởng đến phần hủy hàng trong sức khỏe tài khoản, bạn nên contact với khách hàng để giải quyết với nó.
  • Lỗi ship chậm: Kể cả nhà cung cấp uy tín cũng không tránh được lỗi giao hàng muộn vì hiện tại giao hàng đã lâu hơn xưa nhiều, có thể lên đến 30 ngày hoặc 45 ngày, vì vậy khách nó sẽ kêu than ối giời ơi ngay, vì vậy bạn hãy trấn an khách hàng và xử lý thật êm đẹp như dỗ dành khách hay điền tracking giả nhưng việc này không khuyến khích nhé.

2.3. XIN REVIEW, FEEDBACK CỦA KHÁCH HÀNG

Bạn nên lưu ý nhiều người chết tài khoản vì xin review quá công khai, amazon cấm xin review thông qua hệ thống của nó, nó coi là gian lận của seller. Vì vậ, bạn hãy khéo léo khi xin review nhé. Cách xin đó là:

  • Bạn có người quen thì nhờ người quen mua và review về sản phẩm
  • Bạn khi ship hàng hãy tặng kèm khách hàng một sản phẩm nào đó hoặc một cái card greating để xin nó đánh giá về sản phẩm hoặc xin trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm
  • Còn nếu không chỉ còn cách bạn tối ưu sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt lên như ship nhanh, hàng giá rẻ để khách hàng hài lòng và tự review
  • Trường hợp khách hàng đòi return hay đòi lại tiền vì ship chậm, hàng không giống mô tả bạn lưu ý tuyệt đối không làm khách hàng tức giận, hãy trả lời thật nhẹ nhàng như một seller thân thiện nhé, tốt nhất nên return lại cho nó 50% đơn hàng để họ không review sản phẩm. Còn có những khách hàng trả tiền rồi mà cũng để lại review xấu, cái này thì bạn phải cúng vì còn do cách bạn ăn ở nữa
  • Bạn cố gắng để tài khoản lúc nào Account Healthy sạch sẽ nhé
  • Chargeback claims (khiếu nại về giao dịch bồi hoàn), đây là những đơn hàng có tranh chấp về thanh toán

Ví dụ thế này: bên US chủ yếu mua sắm bằng thẻ Credit card (thẻ tín dụng) – loại thẻ chi tiêu trước trả tiền sau, có nghĩa là ngân hàng phát hành thẻ cấp cho bạn một hạn mức chi tiêu hàng tháng và bạn có thể sử dụng số tiền đó chi tiêu, sau một thời gian bạn phải trả lại cho ngân hàng (tất nhiên là có lãi suất).

Khách hàng trên Amazon dùng thẻ này để mua hàng của bạn, nhưng vì một lý do nào đó đến hạn phải trả tiền cho ngân hàng, người khách này không trả và thế là ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ truy xuất lại các giao dịch và phát hiện ra họ từng mua hàng trên Amazon, phía ngân hàng sẽ mở tranh chấp để đòi lại tiền (nếu bạn cung cấp được bằng chứng là đã chuyển hàng đi đúng như cam kết thì sẽ không sao). Hoặc cũng có thể, thẻ tín dụng của khách hàng bị lộ thông tin, bị đánh cắp và từ thẻ đó lại có phát sinh giao dịch trên Amazon, họ cũng có thể yêu cầu ngân hàng mở tranh chấp để đòi lại tiền….

Nói chung về cái “Chargeback claims” thì nó hơi ảo diệu, nhưng thực tế thì rất ít khi gặp phải case này khi bán hàng trên Amazon, bạn cũng đừng quá lo lắng.

Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *