Khi tạo một listing Private Label, thì keyword là một yếu tố cực kì quan trọng, quyết định 50% thành bại của một sản phẩm. 50% còn lại là hình ảnh, chiến lược về giá, kế hoạch launching, quản lý dòng vốn và may mắn. Mình dùng số 50% như vậy để mọi người hiểu được tầm quan trọng của nó, ngay từ những lúc tìm kiếm sản phẩm và nghiên cứu thị trường thì rõ ràng công việc của chúng ta chính là xào nấu keyword và tìm ra được keyword thỏa mãn các điều kiện của mình, chứ không phải là sản phẩm.

Ví dụ: bạn có idea về một sản phẩm mà bạn cho là tốt, nhưng khi đem lên Amazon cố gắng tìm kiếm, thì sản phẩm đó hoàn toàn không có keyword liên quan nào trên Amazon hoặc có liên quan rất ít thì chúng ta không thể chọn sản phẩm đó để đi FBA, có ai tìm tới sản phẩm đó đâu mà đi. Chọn tới chọn lui thì vẫn là chọn keyword thỏa điều kiện và tạo ra doanh số, chỉ trừ các doanh nghiệp đủ giàu, đủ mạnh, muốn thử sức educate thị trường cho một sản phẩm hoàn toàn mới và chưa từng xuất hiện trên Amazon. AI Amazon siêu thông minh, có thể đọc và hiểu keyword theo dạng phrase, đọc ngược đọc xuôi nhưng khách hàng thì đọc từ trái qua phải, đọc giữa chữ có “s” và không có “s” như nhau, tự biến thể và đọc thêm các từ có liên quan nên không cần lặp lại các từ khóa liên tục, và đó cũng là lý do tại sao khi mình Extract ASIN bằng công cụ CEREBRO của Helium10 thì nó hiện ra một lần vài nghìn keyword cho một listing, mặc dù mình chưa bao giờ thêm nó vào listing bao giờ. Listing nào càng có nhiều keyword liên quan, thì độ phủ càng mạnh, càng có nhiều cơ hội bán được hàng.
1. Tầm quan trọng của keywords
Về tầm quan trọng, nên chia thành các phần từ quan trọng nhất đến kém quan trọng hơn như sau:
1.1. Title
Tùy theo ngành hàng mà Amazon cho phép đặt 150-200 ký tự, nhưng khi khách hàng dùng smartphone, tablet để tìm kiếm sản phẩm, thì số ký tự bị rút ngắn về còn 60-90 (bình quân 75) ký tự, như vậy việc quan trọng nhất là chúng ta cần đặt các keyword quan trọng nhất và chỉ rõ ra sản phẩm của mình càng về phía bên trái của tiêu đề càng tốt, mỗi tiêu đề nên chứa 3-5 keywords xịn nhất có thể, hạn chế dùng dấu slash “/” để ngắt key, mà nên dùng dấu “-“.
1.2. Bullet Points
Tùy theo ngành hàng mà Amazon cho phép thể hiện lên đến maximum là 11 bullet points, nhưng phần lớn là 5, và trong 5 bullet points đó, 3 bullet points đầu tiên là quan trọng nhất, vì phần còn lại buyer chỉ có thể đọc được khi họ bấm nút “View more” nó mới xổ ra, nên các thông tin quan trọng giải thích được công năng của sản phẩm nên để ở các dòng đầu tiên và không lạm dụng từ khóa để gây phản cảm, đọc một lèo xong không biết mình đang muốn bán cái gì.
Nên chia bullet points thành các phần nhỏ, mỗi 1 bullet đại diện cho các ý sau: Function/Quality/Material/Eco-friendly/Use for/Package x dimension. Trong đó 3 phần đầu tiên là quan trọng nhất.
Description: Nhét số keyword còn lại vào để cho index là được. A+ content là đẹp nhất, thêm nhiều hình ảnh để tăng thêm chuyển đổi.Có một số lưu ý quan trọng:
- Amazon hiện không thích Seller dùng các mã nhúng HTML, icon, emotion trong listing, code HTML duy nhất Amazon cho phép là <br>
- Không thích seller gõ chữ CAP LOCK ở đầu của mỗi bullet points để tạo điểm nhấn, thay vào đó mình có thể dùng gạch nối “-” để tạo điểm nhấn, ví dụ: Solana Avax – Xà bông tắm trị xà mâu cho chó, chó xà mâu cũng có ngày mọc lông. Chứ không nên viết là SOLANA AVAX, Best Xà bông tắm trị xà mâu cho chó. Amazon vừa không thích mình viết hoa, vừa không thích mình dùng chữ Best.
1.3. Search Terms
Search terms là dữ liệu backend bên trong Amazon, cho phép mình nhét tối đa 250 bytes (bytes chứ không phải ký tự nhé, ví dụ chữ “â” là 2 byte), mình có thể nhét các keyword sai chính tả, có độ liên quan, ngôn ngữ khác của sản phẩm của mình vào, không cần điền dấu chấm phẩy gì vào hết, cứ thế đếm đủ 250 bytes là được, ai tham viết nhiều quá, có thể sẽ không được index, và không được phép viết tên Brand/Trademark của đối thủ vào, dễ ăn hành, nhưng viết tên các brand khác của mình đang sở hữu vào thì được. Mình từng bị mất index khá nhiều lần, toàn là những lúc đang ranking tốt thì mất index nên khá thốn, mọi người cẩn thận.
2. Cách tìm keyword hiệu quả
- Từ listing của đối thủ
- Từ Idea về sản phẩm của mình
- Khai thác data từ công cụ Brand Analytics của Amazon (Ai master được phần này xem như win 50% trong khâu lựa chọn keyword)
- Từ Review/feedback của khách hàng.
- Từ google
- Sử dụng các công cụ phân tích như Helium10, Keyword planner, asinseed…

Sau khi mọi người làm kĩ ở khâu keyword rồi, thì sau đó việc lên camp, launching, index cho sản phẩm sẽ nhẹ nhàng và ít tốn kém hơn rất nhiều.
Hiện Maslow Ecom có những khóa học đào tạo kinh doanh Etsy và Amazon cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi, vui lòng xem thông tin Khóa học và Đăng ký
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi!
Xem và đọc nhiều bài viết hơn tại đây
Nguồn: CPH